Bé học cách liên kết hình ảnh- Linking memory

590
SHARES
3.3k
VIEWS

Linking memory (video)

Đây là chuỗi video mẫu để bé học cách liên kết các hình ảnh thành một câu chuyện, qua đó kích thích trí tưởng tượng và khả năng ghi nhớ thông tin của bé. Cách sử dụng bộ video:

  • Mẹ cho bé học 1 lần, sau đó tắt video cùng bé ôn lại bộ thẻ bằng cách cố gắng nhớ lại nội dung câu chuyện và tưởng tượng các hình ảnh trong đoạn video.

Video Demo:

Cách thực hành ghi nhớ bằng liên kết hình ảnh tại nhà:

Linking memory là bài tập luyện trí nhớ vô cùng hiệu quả cho cả các bé và người lớn. Về cơ bản linking memory và phương pháp ghi nhớ Peg có chung nguyên tắc (chính xác thì Shichida dựa trên phương pháp Peg để làm thẻ liên kết cho các bé), đó là liên kết các chuỗi thông tin thành một câu chuyện thú vị, qua đó giúp bé nhớ được “thứ tự” và “nội dung” của một danh sách các thông tin.

Bài tập này có thể áp dụng để ghi nhớ một danh sách các đồ cần phải mua trong ngày, thứ tự các việc cần làm, tập hợp các đồ cần dùng để đi dã ngoại… Sau này, khi bé lớn, phương pháp ghi nhớ này rất hữu ích trong mọi công việc của bé đấy.

Để dạy bé linking memory, buộc mẹ phải động não suy nghĩ để nghĩ ra các câu chuyện thu hút bé. Dưới đây là hướng dẫn và gợi ý để mẹ thực hành bài tập này hằng ngày cùng bé nhé:

Nguyên tắc dạy bé linking story:

Mẹ giúp bé ghi nhớ thứ tự các thẻ hình bằng cách kể các câu chuyện kì lạ và thú vị để liên kết các hình ảnh với nhau. Ví dụ, mẹ có hình phù thủy, cá sấu, váy, máy bay, ngôi nhà, bươm bướm. Mẹ có thể kể: mụ phù thủy nuốt chửng con cá sấu vào bụng.

Con cá sấu mặc váy cưỡi máy bay lao vào ngôi nhà. Ngôi nhà nổ tung, bắn là hàng ngàn con bướm lung linh… Khi gọi đến tên hình nào thì mẹ cho bé xem thẻ hình đó:

the hoc linking memory Kich hoat nao phai chuyen sau

Kích hoạt não phải- Kích hoạt tiềm năng thiên tài trong con

Câu chuyện mẹ kể không quan trọng cấu trúc ngữ pháp, hình nào là chủ ngữ, hình nào là vị ngữ, không quan trọng câu dài hay ngắn, nhưng cần đảm bảo:

  • Càng kì lạ và không logic càng tốt: sự kì lạ giúp bé dễ nhớ hơn.
  • Giọng điệu vui vẻ, cuốn hút, có trầm, có bổng: bé không thể nhớ tốt một câu chuyện nếu giọng kể buồn ngủ phải không nào?

Video mẫu của viện Shichida:

2 cách show thẻ:

  • Cách 1:

Đặt bé ngồi đối diện, mẹ tráo thẻ giống như tráo flashcard. Với cách này, mẹ có thể in thẻ ở kích thước to (a5) , viết sẵn câu chuyện ở mặt sau để tráo cho bé xem.

Nếu mẹ không có thẻ để in có thể sử dụng bất cứ thẻ học nào sẵn có trong nhà như lấy bộ hoa quả, trộn với bộ động vật, đồ vật … Không quan trọng là nhất định phải dùng đúng 1 số hình ảnh nào đó mẹ nha.
Sau khi tráo, mẹ đọc lại câu chuyện, đến đoạn gọi tên thẻ hãy dừng một chút để bé nhớ lại câu chuyện và đoán thẻ tiếp theo sẽ xuất hiện nhé. Mẫu:

  • Cách 2:

Với bộ thẻ nhỏ , mẹ đặt bé ngồi trước bàn, kể câu chuyện liên kết, kể đến đâu cho bé xem thẻ đến đó. Sau khi cho bé học 1 lượt, mẹ úp thẻ xuống, rồi kể lại, kể đến thẻ nào, ngừng lại một chút để bé đoán thẻ, rồi lật thẻ đó lên:

2 loaị linking memory:

  • Sử dụng 1 câu chuyện để ghi nhớ cả bộ thẻ theo 1 thứ tự cố định
  • Mỗi lần 1 câu chuyện khác nhau để ghi nhớ thứ tự của các thẻ hình ngẫu nhiên

Cả 2 loại đều quan trọng. Mẹ nên luyện tập song song cả 2 loại cho bé nhé.

  • Sử dụng 1 câu chuyện để ghi nhớ cả bộ thẻ:

Mẹ có thể download bộ 100 thẻ trong Não phải chuyên sâu làm sẵn để làm giáo cụ cho bé bằng cách click vào “học ngay”.

Đầu tiên, mẹ hãy đánh số các thẻ theo 1 thứ tự mà mẹ thấy hợp lý (hay ngẫu nhiên cũng được).

Tiếp theo, mẹ dành thời gian để kể một câu chuyện liên kết các thẻ với nhau. Có thể chép ra giấy để lần sau dạy lại bé cho đỡ quên mẹ nhé.

Mẹ đặt bé trước bàn, kể chuyện cho bé. Bắt đầu với khoảng 20 thẻ rồi tăng dần số lượng lên cho đến khi nào bé nhớ hết thứ tự của bộ thẻ.

  • Mỗi lần kể một câu chuyện khác nhau theo các thứ tự khác nhau

Mẹ chọn ra 10 thẻ bất kì, sau đó liên kết lại thành một câu chuyện dạy bé. Kiểm tra lại xem bé nhớ hết chưa, nếu bé đã nhớ thì mẹ tăng số lượng thẻ lên. Mỗi ngày mẹ hãy kể những câu chuyện khác nhau theo thứ tự khác nhau mẹ nhé.

Chúc bé học tốt mẹ nha!

Tìm hiểu thêm về giải pháp giúp bé Phát triển tư duy, nhận thức và cân bằng 2 bán cầu não

Tham khảo Phương pháp Tráo thẻ điện tử và tổng hợp hướng dẫn Giáo dục sớm cho trẻ 0-6 tuổi

Thông tin liên hệ
Next Post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *